Âm giai Blue

Leave a Comment

Âm giai Blues – những kiến thức cơ bản



Âm giai Blues (Blues Scale) được sử dụng rất rộng rãi trong các thể loại âm nhạc, nó không bị giới hạn trong dòng “Blues” như nhiều người nghĩ. Âm giai blue bắt nguồn từ những bài ca, giai điệu nói về cuộc sống đời thường, những vất vả khó khăn trong cuộc sống của người dân nô lệ da đen Mỹ trước khi nội chiến xảy ra, trong thời khì khai phá châu Mỹ của người Anh. Trong quá trình phát triển của xã hội đa chiều, với sự giao thoa văn hóa cũng như sự phát triển âm nhạc trên toàn cầu, Âm giai blue đã được ứng dụng và sử dụng trên nhiều dòng nhạc như Jazz, Rock, Pop... mang lại hiệu ứng âm thanh khác biệt với nhiều sắc thái. Và khi các bạn nắm bắt được âm giai này thì có thể nói mức độ, trình độ guitar của bạn đã lên 1 bậc. Tuy vậy, việc ứng dụng nhuần nhuyễn âm giai này không phải là 1 điều dễ dàng và để thuần phục được nó đòi hỏi các bạn phải có 1 quá trình tập luyện dài hơi cùng với sự kiên trì nhẫn nại. Như 1 câu châm ngôn đã nói: "không có thành công nào dễ dàng, không có con đường nào trải đầy hoa hồng"
Trước khi xem tiếp bài học này, bạn hãy chắc rằng mình đã nắm vững kiến thức của các bài trước đó là:
- Các lý thuyết nhạc lý cơ bản mà tôi sẽ đăng trên chuyên mục tài liệu và tiện ích 
- Nắm chắc âm giai ngũ cung
VÌ sao lại phải như vậy, bởi vì các lý thuyết, khái niệm nhạc lý cơ bản như cung, quãng, nốt nhạc, ký hiệu nối nhạc đương nhiên các bạn phải nắm rõ để hiểu được bài viết này (nhất thiết phải đọc trước tài liệu tôi đã đăng). Còn về ngũ cung cần phải nắm chắc bởi vì: về mặt nhạc lý, Âm giai blues chỉ là phần mở rộng của âm giai ngũ cung (pentatonic scale) khi chúng ta thêm 1 nốt “blues” vào nó. Nốt được thêm ở vị trí 5b gọi là D4 (Augmented Fourth hoặc Diminished Fifth hoặc Tritone).

 VÍ dụ ứng dụng với âm giai A minor Blues scale

Theo công thức Theo công thức nốt bậc 5 của Am pentatonic (ngũ cung la thứ) ta có các nốt là A C D E  G. Nốt bậc 5 của A là nốt Mi —> thêm nốt Blues là nốt 5b (giáng của nốt 5) —> đó là nốt Mi giáng (Eb). Vậy ta có Âm giai Blue của A minor (la thứ) bao bồm: A C D Eb E G
Hay là: A(1) – C(3b) – D(4) – Eb(5b) – E(5) – G(7b)

Công thứcP1 – m3 – P4 – D4 – P5 – m7

A blues
scale_a

Chúng ta tiếp tục áp dụng vào tâm giai Mi thứ như sau

E minor Blues scale

Theo công thức nốt bậc 5 của Em pentatonic là nốt Si —> thêm nốt Blues là nốt 5b (giáng của nốt 5) —> đó là nốt Si giáng (Bb)
E(1) – G(3b) – A(4) – Bb(5b) – B(5) – D(7b)
scale_e

Khi bạn đã thành thục âm giai Ngũ cung thì âm giai Blues rất dễ, hãy tự tìm ra nốt “blues” cho từng âm giai pentatonic và luyện tập sẽ giúp bạn cảm nhận sự khác biệt rõ ràng giữa 2 âm giai này

Các bạn thử so sánh  giữa âm giai Ngũ cung và âm giai Blues để thấy sự khác biệt
so sanh pentatonic va blues
                                       Chú ý 2 nốt màu xanh Tritone tạo nên “chất” blues

Một số danh thủ dòng nhạc Blues bạn phải biết đến như:  B.B. KING, STEVIE RAY VAUGHAN, PETER GREEN,  JOHN LEE HOOKER,  ERIC CLAPTON,  JOHN MAYALL  …
Những bài hát kinh điển Blues: Hoochie Coochie Man, I’m tore down, Still Got The Blues, Red House, The Sky Is Crying, Look At Little Sister, Born Under A Bad Sign, Blue Jean Blues …
Cung xem qua cách đánh đường chay cơ bản của âm giai blue A minor (la thứ)



Một đoạn ngẫu hứng sử dụng Blue scale:

0 nhận xét: