CHƯA BIẾT
GÌ VỀ GUITAR THÌ NÊN BẮT ĐẦU THẾ NÀO?
Pasionateguitarqb.blogspot.com
Hôm nay, tôi sẽ giới
thiêu cho các bạn “bí kíp” dành cho những người mới bắt đầu với guitar đang
mông lung/mơ hồ/bối rối trước quá nhiều kiến thức và không biết nên bắt đầu từ đâu?
bắt đầu học cái gì trước? và thế nào thì chơi guitar tốt hơn lên? Sự hoang mang
đó nếu không có một người đi trước nào đó hoặc những người thầy tận tụy giúp
đỡ, chỉ dẫn có lẽ sự tiến bộ của những người chơi guitar sẽ là một quá trình
dài trắc trở.
Đối với tiêu chí của bài viết, chia sẻ những
giá trị đối với người khác sẽ mang lại cho bản thân nhiều niềm vui, hạnh phúc
hơn. Cứ cho đi ắt hẵn bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn nghĩ.
Có thể nói bài viết
dưới đây là một trong những “kim chỉ nam”, “cây gậy” để có thể giúp các bạn
nhận ra một hướng đi nào đó rõ ràng hơn trong việc học guitar. Nội dung bài
viết không nói đến những kiến thức chi tiết vì những thứ đó người đọc có thể
hỏi anh Gúc hoặc xem đâu đó trong những mục khác của website này. Dù ít hay
nhiều, có áp dụng được với các bạn hay không âu cũng là sự nỗ lực của các bạn
hoặc đơn giản hơn, chỉ có 2 chữ TÙY DUYÊN.
CON
ĐƯỜNG DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HỌC GUITAR
Bạn muốn học chơi
guitar? Bạn đang gặp những vấn đề trong việc tìm kiếm cách thức/con đường nào
đó để đi tiếp trong quá trình học? Bạn không biết bắt đầu từ đâu trước một biển
các kiến thức guitar? Học cái nào trước? Học cái nào sau?
Việc học guitar của mỗi
người chơi thường không giống nhau. Nó phụ thuộc vào thể loại, dòng nhạc bạn
chơi là gì? Nó phụ thuộc việc bạn muốn đạt đến trình độ nào hay đích đến của
bạn ra sao?
Bạn muốn trở thành 1
tay guitar lão luyện hay một nhà soạn nhạc? Bạn muốn trở thành một tay guitar
thể loại Blues/Acoustic Fingerstyle/Rocker/Cổ điển/Jazz hay những chàng lãng tử
với chiếc mũ cao bồi và chơi những bản nhạc đồng quê…?
Bất
cứ sự chọn lựa của bạn là gì, trước tiên nếu bạn muốn đều có thể bắt đầu học
chơi các thể loại nhạc đang thịnh hành, nhạc dân ca, nhạc trẻ, rồi đến các thể
loại blues, rock, alternative (hỗn hợp), metal, nhạc đồng quê và Jazz. Và đối
với những người mới (Newbies/Beginners) con đường trên có thể xem là một xuất
phát điểm tốt.
Bạn không cần thiết
phải máy móc/ rập khuôn y chang theo những nội dung sẽ được liệt kê dưới đây. Có
nhiều những cách khác trong việc học guitar mà không được liệt kê sau đây (cách
nào cũng cùng mục đích chỉ dẫn các bạn chơi guitar). Nhưng nếu bạn đi theo các
hướng dẫn sau một cách kỹ lưỡng và chăm chỉ, nó sẽ tạo cho các bạn một nền tảng
vững chắc để các bạn có thể chơi tốt và tiến bộ.
Xin lưu ý rằng:
– Nếu bạn muốn bắt đầu
bằng việc học guitar cổ điển (Classic Guitar) thì đây không phải là cách
thức/con đường phù hợp.
– Hãy dành thời gian,
học các khía cạnh thật kỹ lưỡng. Thậm chí, ngay khi bạn học vài hợp âm cơ bản
đã có thể chơi một cách dễ dàng nhiều bài hát. Nhưng
con đường dưới đây không phải là bản kế hoạch cho vài ngày, vài tuần mà nó dành
cho nhiều tháng, nhiều năm hay thậm chí là cả cuộc đời chơi guitar của các bạn.
GHI CHÚ: “NHỮNG GÌ TÔI
ĐÃ VIẾT DƯỚI ĐÂY CÓ THỂ KHÔNG PHẢI LÀ SỰ THẬT DUY NHẤT”
(Đại khái: Tôi nói thật, chí
ít không chú tâm viết sai, nhưng cũng có thể sẽ có những chi tiết tôi nhớ nhầm
chăng)
Nên mong những người có sự hiểu biết
sâu sắc và kinh nghiệm hơn gõ cho 2 chữ ĐẠI XÁ.
NÀO MÌNH CÙNG LÊN ĐỈNH
Đầu tiên các bạn có thể tham
khảo các tài liệu mà tôi giới thiệu cho các bạn về các nguyên tắc nhạc lý cơ
bản đầu tiên:
-
-
Sau khi đọc qua ắt hắt các bạn
đã biết 1 chút sơ sơ về các nốt nhac và mường tượng ra Gam – Chord hay hợp âm là
gì? Đệm hát phải như thế nào. Và bây giờ ta tiến hành bước học đầu tiên về
CHORDS (hợp âm) với các hợp âm cơ bản.
– CHORDS (hợp âm)
Hợp âm là gi? Về cơ bản khái
niệm của tôi đưa ra có lẽ s
ẽ khác tiếp cận hợp âm với góc nhìn dân giã hơn không cao siêu như những bài viết khác nhằm múc đích hướng tới mục tiêu hiểu rõ bản chất một cách dễ dàng. Vậy Hợp âm trong ý thức của tôi chỉ như là một nhóm nốt nhạc vang lên cùng một lúc mà thông thường là 3 nốt trở lên (nguyên tắc cấu tạo của nó các bạn có thể xem link sau: )
ẽ khác tiếp cận hợp âm với góc nhìn dân giã hơn không cao siêu như những bài viết khác nhằm múc đích hướng tới mục tiêu hiểu rõ bản chất một cách dễ dàng. Vậy Hợp âm trong ý thức của tôi chỉ như là một nhóm nốt nhạc vang lên cùng một lúc mà thông thường là 3 nốt trở lên (nguyên tắc cấu tạo của nó các bạn có thể xem link sau: )
Hợp âm được chơi như
thế nào?? Hợp âm được chơi bằng tay trái bằng cách dùng ngón tay ấn lên các
phím đàn để tạo ra các nốt nhạc kết hợp với tay phải gảy lên dây đàn để tạo nên
âm thanh.
Hợp âm để làm j??
thực ra tác dụng của hợp âm rất dễ hiểu ví dụ như ca sĩ hát 1 bài hát như 1
người đi xe đạp trên đường thì hợp âm giống như con đường mà người đó đang đi.
Vì thế có thể nói, hợp âm là phần đệm phần nền tảng nâng đỡ cho giai điệu của
bài hát.
Vậy hợp âm phải theo
giai điệu bài hát để nâng đỡ như thế nào?? Rất đơn giản bài hát có rất nhiều
nốt nhạc vang lên trầm bỏng theo thứ tự thì hợp âm cũng thế vang lên kèm theo
giai điệu cho phù hợp. Nôm na là 1 câu hát có khảng 4-5 nốt nhạc thì sẽ có 1
hợp âm ta lựa chọn phù hợp để đệm theo, sang đến câu tiếp theo các nốt nhạc
thay đổi thì ta phải chọn hợp âm tương ứng cho phù hợp.
Do đó, hợp âm rất
quan trọng khi chơi được hợp âm cơ bản kèm theo nắm chắc các nhịp điệu tiết tấu
của nó ta hoàn toàn có thể chơi bất cứ mọi bài hát nào mà ta thích.
Để có thể chơi các
bài hát các bạn cần học những thế bẩm các hợp âm cơ bản theo các mẫu hình về
thế bấm của nó. Có nhiều hợp âm cơ bản dạng mở: C, A, G, E, D, Dm, Am,
Em. Bạn sẽ sử dụng chúng cho việc chơi guitar. Hãy dành thời gian, nỗ lực, kiên
nhẫn để chơi những hợp âm này một cách dễ dàng và rõ tiếng, đừng lo lắng nhiều,
bạn sẽ làm được điều đó thôi. Chỉ với vài hợp âm bạn đã có thể chơi rất rất
nhiều bài hát.
Thậm
chí chỉ cần với 3 hay 4 hợp âm bạn đã có thể ứng dụng ngay được. Đây được xem
như là điểm xuất phát của các bạn. Hãy học nhiều hợp âm hơn khi bạn có thể.
– Strumming Patterns - acor (Quạt chả):
Quạt chả (acor) là gì?? Đó thực
ra là kỹ thuật sử dụng bàn tay phải để vẩy, quạt nhằm làm các dây đàn cùng vang
lên thường sử dụng trong các đoạn nhạc vui nhộn, điệp khúc, các bài ballad đồng
quê....
Tiếp
theo bạn muốn làm tăng gia vị cho giai điệu bài hát khi chơi các hợp âm. Có
nhiều cách Strumming (Quạt chả) khác nhau từ đơn giản đến nâng cao, hãy bắt đầu
thực hành từ từ với những hướng dẫn “quạt chả” ở nhịp 4/4 (nhịp này phổ biến
nhất trong guitar đệm hát) và ứng dụng nó vào những bài hát. Sau đó đi tiếp đến
các nhịp khác 2/4, 3/4, 6/8…)
Đây
là một trong những phần cần thiết để trở thành tay guitar ngon lành cành đào.
Trên mạng có nhiều người chơi guitar có xu hướng bỏ qua phần này và họ nhảy
luôn ứng dụng vào solo hay gì gì đó dựa trên các Tab (Tablature). Không có vấn
đề gì khi chơi các bài hát ưa thích dựa trên Tabs, nhưng nếu bạn có thể làm cho
bài hát đôi khi mang những giai điệu sôi nổi hơn bằng cách “quạt chả” những
đoạn cần thiết thì thật tốt. Bỏ qua phần này bạn đã rớt khỏi chiếc xe buýt rồi.
Điều
quan trọng nhất với quạt chả ngoài kỹ thuật của bàn tay là gi???
Đó
chính là nhịp, quạt chả phải đúng nhịp không quá nhanh không quá chập theo nhịp
điệu của bài hát chính là điều quan trọng nhất. Về cơ bản có bốn nhịp sử dụng
nhiều nhất đó là:
Nhịp
1/4 với Fox, nhịp 2/4 với slow sufl, nhịp 3/4 với slow rock, nhịp 4/4 với ballad
(để biết bản chất nhịp là
gì các bạn có thể tham khảo ở đây: )
Sau đây tôi xin giới thiệu các
clip demo về các loại nhịp cùng với cách acor tương ứng:
- Nhịp 1/4
-
nhịp 2/4
-
nhịp 3/4
- nhịp
4/4
Như vậy chỉ cần vài hợp âm
và vài thế “quạt chả” bạn đã có thể chơi nhiều bài hát. Vấn đề ở đây là ứng
dụng vào những bài hát (trên mạng có sẵn những bài hát có hợp âm đi kèm). Việc
của bạn là ứng dụng các hợp âm đó, kèm theo những cách “quạt chả” cùng lúc và
hát lên. Chơi cho đã, đến khi thành thục.
Ở website này cũng có thư
viện gần 1000 bài hát, các bạn truy cập và tìm hiểu:
http://hopamchuan.com/
- Học các hợp âm mở rộng
Như vậy, nếu đã tiến hành
va thành thục các hướng dẫn của tôi ở trên các bạn chắc hẳn đã đán được nhiều
bài rồi nhỉ. Sẽ đến lúc các bạn tự đặt câu hỏi?? đánh guitar chỉ từng này gam
thôi ah??? Đổi đi đổi lại có mấy hợp âm đơn giản, sao người khác đánh nghe màu
sắc hay thế mà mình không làm được?? Để trả lời câu hỏi đó tôi sẽ hướng dẫn các
bạn học thêm các hợp âm mở rộng để đánh được hay hơn.
Hợp âm mở rộng là gì??? Hợp
âm mở rộng thực chất cũng là hợp âm bình thường nhưng người ta thêm 1 số nốt
vào cho thêm màu sắc và nghe hay hơn, nói túm lại nó như gia vị cho 1 món ăn để cho món ăn ngon hơn vậy. Để hiểu rõ các hợp
âm mở rộng, cách sử dụng các bạn có thể tham khảo qua các bài viết của tôi như
sau:
Hợp âm mở rộng có rất
nhiều loại (hợp âm thế tay II, hợp âm major 7, hợp âm thứ 7, hợp âm 7 át,
hợp âm sus2, sus4, add9, dim, aug…) tuy vậy tôi chỉ giới thiệu cho các
bạn 1 số loại như trên nhằm đinh hướng bài viết cho ko bị tràn lan. Sau này nếu
ai có nhu cầu học hỏi thêm tôi sẽ giới thiệu thêm trong các bài viết mới.
– Tablature
TAB hay Tablarure là cách
đọc và viết nhạc cho guitar. Nó được thay thế cho những ký hiệu chuẩn và cũng
khá dễ để học. Một khi bạn đã hiểu cách đọc TABS bạn có thể dễ dàng tìm kiếm
những bản nhạc, học chơi fingerstyle, những đoạn riffs mẫu hay solos. Tôi sẽ
hướng dẫn các bạn về cách đọc TAB sau với các bài viết mới.
Đây là một ví dụ:
GUITAR TAB
– Fingerstyle (Chơi các giai
điệu và tiết tấu bằng các ngón tay – Thể loại Fingerstyle thực chất thì nó cũng
là những gì các bạn đã chơi từ xưa đến giờ, đứng máy móc cứ phải đánh như Sung
Ha Jung, Paddy Sun…thì nó mới là Fingerstyle nhé)
Đây là phần không thể
thiếu và bắt buộc các bạn phải học. Học cách đánh các điệu sao cho phù hợp với
bài hát mà các bạn sẽ chơi. Ở Việt Nam mọi người hay nghe rằng “Bài đó đánh
điệu Slowrock, điệu Ballad, điệu Slow Surf, điệu Boston, điệu Disco, Bolero,
Bossanova, Cha Cha Cha, Valse, Rap, Tango, Rumba…”
Chung ta tiếp tục với các
khái niệm tiếp theo (nên nhớ học ko bao giờ là dễ dàng, hãy cố gắng kiên trì
từng ngày. Nếu các bạn đi cùng tôi tới cuối con đường tôi đảm bảo các bạn chắc
chắn sẽ giỏi hơn tôi)
– Basic Riffs (Những đoạn Riffs
cơ bản)
Riff thường là một mẫu
ngắn chuỗi nốt nhạc, đoạn mẫu “có sẵn” hoặc được các nhà soạn nhạc sáng tạo
nên, được chơi ở đầu bài, giữa bài, cuối bài hay kết bài gì đó, nó kiểu như
điển hình và là điểm nhất ghi nhớ của toàn bài nhạc đó và thường được lập lại
xuyên suốt bài nhạc.
Bạn có thể thấy chúng
trong Hotel California, When the children cry, 18 & life, Mắt đen…
– Power Chords (Hợp âm Power)
Các hợp âm này các bạn sẽ
thấy rất nhiều trong nhạc Rock, Metal, Alternative…Poweer Chords người ta
thường gọi là hợp âm mạnh vì sắc thái của nó nghe rất mạnh mẽ dồn dập và thông
thường là các hợp âm 5, hợp âm 2... Hãy học cách chơi những hợp âm Power, thực
chất thì không khó lắm nếu bạn đã bấm được các hợp âm Barre (hợp âm chặn).
(Chắc chắn tôi sẽ có 1 bài viết sâu sắc về các hợp âm này trong mục Rock của
blog)
– 12 Bar Blues and Blues
Shuffle (Thể loại Blues và Blues ngẫu hứng).
Tìm hiểu về Blues, bắt đầu
với việc Strumming chuỗi hợp âm 12 Bar Blues và học 12 Bar Blues ngẫu nhiên,
xem thêm ở đây 12 bar blues shuffle.
– Music Theory (Lý thuyết âm
nhạc)
Lý thuyết âm nhạc là tất
cả những gì bạn cần biết để có thể chơi tốt và phát triển hơn, nếu hiểu rõ bản
chất nhạc lý, sự hình thành, nguyên tắc, công thức sẽ làm bạn dễ tiếp cận nhanh
và nhanh hơn rất nhiều. Thêm nữa nó là nền tảng cơ bản để bạn tiến tới chơi
guitar 1 cách pro.
Một trong những ví dụ nhỏ
(trong rất nhiều thứ mà các bạn cần phải hiểu) mà tôi nói đến lý thuyết âm
nhạc. Đơn cử như:
Vòng tròn quãng 5
Hay là Hệp thống CAEG
Cấu tạo hợp âm
Cách tìm nốt trên cần đàn
Và nhiều kiến thức khác cần nắm được…
Hãy học từ từ theo từng
chủ đề nhỏ, không có ai đánh giá thấp về kiến thức nhạc lý. Nó giúp bạn lên
chiếu trên để ngồi.
Đến đây bạn có thể được gọi là chơi
guitar ở mức căn bản rồi. Có thể các bạn sẽ đặt câu hỏi tại sao minh chỉ phải
đệm hát, trong khi minh lại rất thích các anh solo, nhìn phong cách lại rất
ngẫu hứng. Để tra lời câu hỏi đó tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các khái niệm
quan trọng nhát, cơ bản nhất cho việc chơi solo
– Scales (Thang âm/âm giai)
- Trước tiên ta cần hiểu
Giọng của một bài hát là gì? Về bản chất giọng của 1 bài hát có nghĩa là khoảng
độ cao tương đối các nốt nhạc của một bài hát. Ví dụ đơn giản như một bài hát
bản gốc có các nốt quá cao so với khả năng hát của 1 ca sĩ thì để ca sĩ có thể
hát được bài hát người chơi nhạc phải hạ tất cả các nốt nhạc trong bài hát
xuống tức là làm cho bài hát có cao độ thấp đi. Như vậy, sự lên xuống tất cả
các nốt nhạc trong bài hát gọi là sự lên xuống giọng.
- Vậy Scale là gì?? Đó
chính là tập hợp các loại nốt nhạc sử dụng trong 1 giọng của bài hát. VD: đơn
giản như giọng C (đô trưởng tự nhiên không có các nốt thăng giáng) bao gồm sacale
là các nốt C D E F G A B (đô rê mi fa sol la xi đô) nếu chuyển lên giọng D (rê
trưởng) thì tất cả các nốt đều phải tịn tiên lên 1 cung (C lên D cách 1 cung)
như vậy scale của giọng D (rê trưởng) là C-->D, D--->E, E--->F#(fa
thăng, do E và F chỉ cách nhau nửa cung nên E thêm 1 cung sẽ bị lẻ ra ½ cung), F-->G, G-->A, A-->B, B-->C#
(tương tự trường hợp của E và F, do B và C cách nhau ½ cung). Như vậy ta có
giọng D bao gồm scale: D, E, F#, G, A, B, C#.
Sau khi hiểu bản chất của
Scale (âm giai) rồi các bạn nên tham khảo các scale cơ bản dưới đây:
- Âm giai trưởng tự nhiên
- Âm giai thứ tự nhiên
- Âm giai thứ hòa âm
- Âm giai thứ
Tiếp theo ta sẽ học lướt qua 1 số khái niệm sau đó tôi
sẽ có 1 số bài viết chi tiết hơn:
– Lead Guitar (Cái tên nói lên tất cả).
Giờ là lúc các bạn học
chơi solos. Lúc này là việc xem xét cho việc mua 1 cây đàn điện để học lead.
Cây đàn điện có nhiều ngăn, mới đủ để các bạn thực hành các kỹ thuật nâng cao,
chơi trên các quãng cao mà những cây đàn accoustic/classic không đáp ứng được.
Chơi Solo có thể là một
thử thách lớn khi mới bắt đầu, bởi những kỹ thuật của nó khá nhiều, bending, hammer-ons,
pull-offs, slides…nhưng nếu kiên nhẫn, chăm chỉ, bạn sẽ kiểm soát được nó. Mò
từ dễ đến khó nhỉ (hiển nhiên là thế rồi).
Đây là bước chuyển tiếp trên con đường
thành Master rồi.
– Technique (Các kỹ thuật)
Một khi bạn có thể chơi
vài bài solos đơn giản và muốn nó trở nên phức tạp hơn, cần phải cải thiện các
kỹ thuật, sự khéo léo. Vỡi mỗi bài tập khởi động để phát triển tốc độ, khéo
léo, sự chính xác ở tay trái và tay phải.
Bài tập:
-
Luyện Ngón
– Transcribing (Luyện nghe).
Như tên gọi của nó. Bạn phải cảm được âm,
luyện nghe giai điệu, nghe các hợp âm, phân tích giai điệu và nhiều thứ bổ trở
khả năng cảm thụ âm thanh.
Ví dụ trong đệm hát, bạn cần phải nghe
thật nhiều để cảm được âm thanh từng hợp âm, từng nốt. Túm cái quần lại hãy nhờ
ai đó đánh những đoạn hợp âm hay từng note nhạc và ghi lại xem mình nghe ra đó
là nốt gì hay hợp âm gì, dần dà thì tai ngon lành hơn nghe tốt hơn.
Cái này nhanh hay chậm tùy người. Nhưng
nếu các bạn thành thục món này thì bạn có thể đã là chinh chiến được rồi.
– Improvisation (Ngẫu hứng).
Nếu bạn solos một bản nhạc
nào đấy đã biết rõ hoặc nắm được tone chủ/key chính và âm giai đi cùng nó, bạn
có thể học cách chơi ngẫu hứng (Gọi là Improvise) sử dụng các âm giai
Pentatonic/Blues. Improvisation tạo nên những giai điệu ngẫu hứng từ những note
trong âm giai thông thường.
Để cải thiện những kỹ năng Improvisation
hãy học chơi ngẫu hứng bằng âm giai Pentatonic/Blues nhuyễn thì dùng âm giai
Trưởng (Major Scale) âm giai Thứ (Minor Scale) và
Để luyện Improvise đi kèm
với việc sử dụng backingtrack (một dạng nhạc đệm hợp âm có sẵn các vòng hòa
thanh ở các tone/key khác nhau. Các bạn cứ lên mạng hoặc youtube search từ khóa
ví dụ: Backingtrack Am…nó sẽ có cho các bạn thực tập.
– Sight reading (Nói chung là chịu khó đọc để
bổ sung kiến thức).
Nếu mục đích của bạn là
trở thành một tay chơi Jazz thực thụ, thì việc đọc thêm các kiến thức nâng cao
là bắt buộc để mở rộng kiến văn, tầm nhìn, lý thuyết âm nhạc nâng cao. Còn nếu
mục đích chỉ là Blues, rock, metal, country, folk… thì cũng không cần thiết
lắm. Nhưng dù gì đi nữa thì việc học và đọc thêm cũng sẽ giúp bạn nâng cao giá
trị âm nhạc của bản thân.
– Exploration (Khám rồi phá).
Bạn mà mò đến đây thì
những giá trị và khả năng học là vô biên rồi. Lúc này là thời điểm để chúng ta
khám phá mọi thứ. Có nhiều thể loại bạn có thể tìm hiểu, nghiên cứu và học như
Jazz, country, flamenco, Blues, Slide guitar, Rockability, Fingerstyle,
Cổ/Bán/tân cổ điển…tóm lại là ở mức nâng cao và khó cả. Cộng thêm nhiều kỹ
thuật khó để lên tầm MASTER.
Kiểu kiểu Alternate
Picking, Sweep picking, Tapping…hầm bà lằng.
Có thể đến tầm này bạn đã
sáng tác được rồi cũng nên. Lập ban nhạc, dạy học, chơi với các MASTER khác.
Xây dựng những tiết mục và biểu diễn tại những quán cafe, tổ chức biểu diễn lớn
hơn và tìm kiếm show chậu cho cá nhân hay cho band nếu bạn muốn…
Kiến thức thì vô hạn. Chơi
guitar cũng không có điểm kết thúc và lúc nào cũng có thứ để học. Miễn là bạn
ưa thích và ham muốn.
Hãy thực hành và học hỏi
thưởng xuyên sau đó gặt hái những thành công.
Chúc các bạn thành công!
Nhớ sub ủng hộ BLog của mình. Thank u!!!!!!
0 nhận xét:
Post a Comment